Tin tức - Sự kiện

Triệu chứng của tiêu chảy cấp ở trẻ em

14:31:4205/05/2017

Triệu chứng của tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp ở các lứa tuổi đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Việc chăm sóc khi con bạn bị tiêu chảy hẳn là một công việc không đơn giản chút nào nếu bạn chưa biết về những biểu hiện của bệnh. Một vài biểu hiện bạn nên biết và phát hiện ra chúng sớm như sau

Triệu chứng tiêu hóa

Tiêu chảy : Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

Nôn : Thường xuyên xuất hiên đầu tiên trong trường hợp do Rota hoặc do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày, điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H + và clo.

Biếng ăn : Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước (tùy vào từng mức độ của bệnh).

Triệu chứng mất nước : Cần phát hiện các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc không bù được bằng nước uống làm nguy cơ mất nước toàn thân tăng thêm hoặc ngược lại nếu trẻ vẫn được uống nước, được tiếp tục bú mẹ hay uống Oresol và các biện pháp bù nước tại nhà thì nguy cơ mất nước sẽ giảm bớt. Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước như sau:

Tinh thần : Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.

Khát nước : Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Hãy quan sát những biểu hiện của trẻ khi được cho uống nước bằng cốc hoặc bằng thìa. Uống bình thường – trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối thì khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng. Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc nước hoặc ngừng khóc. Trẻ có thể không uống được hoặc uống kém do li bì hoặc bán mê khi mất nước nặng.

Nước mắt : Hãy xem khi trẻ khóc to có nước mắt không? Trẻ khóc to không có nước mắt là bị mất nước trung bình. Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.

Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước.

Độ chun giãn da : Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì biểu hiện này không được chính xác lắm. Điển hình là ở những trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày nên khó thấy độ chung giãn da bị giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất đi nhanh. Nhưng ngược lại, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo da vẫn mất đi chậm khi trẻ không có dấu hiệu mất nước.

Thóp trước : Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm hơn bình thường và rất lõm khi mất nước nặng.

Chân tay : Khi bị mất nước nặng và sốc bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.

Mạch : Khi bị mất nước nặng mạch quay rất nhanh và yếu.

Thở : Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.

Nguồn: http://yduoclh.com/trieu-chung-cua-tieu-chay-cap-o-tre-em-1705

 

Bài viết liên quan