Tin tức - Sự kiện

Các chứng dị ứng ở trẻ em thường gặp vào mùa này

09:59:3705/05/2017

Các chứng dị ứng ở trẻ em thường gặp vào mùa này

Mùa xuân đã đến và đi kèm với nó là những bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ em. Mẹ hãy chú ý xem các biểu hiện lạ của con nhé! 

 

Để giúp bạn đối phó với mùa của dị ứng và bảo vệ tốt nhất cho con, dưới đây là những thông tin cần thiết về việc làm thế nào để nhận ra chúng, làm thế nào để điều trị với thuốc và khi nào thì bạn cần tìm đến bác sĩ giá tẩy trắng răng tại nha khoa.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Đây là trường hợp thường gặp nhất của dị ứng. Trẻ sẽ có các triệu chứng:

  • Nghẹt mũi;
  • Chảy nước mũi;
  • Ngứa mũi;
  • Ngứa họng và ở xoang mũi;
  • Vết trên đầu mũi do lau mũi liên tục;
  • Hắt hơi quá mức;
  • Quầng thâm dưới mắt;
  • Ho dai dẳng, thường mạnh.

Làm thế nào để bạn điều trị viêm mũi dị ứng cho con?

Cách 1: không điều trị gì cả

Nếu các triệu chứng của con bạn đều nhẹ và dường như không ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập thì bạn thực sự không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc nào cho bé.

Cách 2: xịt mũi bằng nước muối

Nếu bé có các triệu chứng nhẹ đáng lo ngại, bố mẹ chỉ cần xịt nước muối vào mũi cho con nhiều lần trong ngày để các chất gây dị ứng đi ra ngoài và thông mũi định kỳ.

Cách 3: dùng thuốc chống sung huyết mũi không theo đơn hoặc các thuốc kháng Histamin

Nếu các triệu chứng đủ để con bạn khó chịu và can thiệp với cuộc sống hàng ngày của trẻ, xịt nước muối cũng không làm bé thấy tốt hơn, bạn có thể thử dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng Histamin;
  • Thuốc thông mũi;
  • Kết hợp thuốc kháng Histamin và thuốc thông mũi;
  • Thuốc xịt mũi Cromolyn.

Bố mẹ cần lưu ý là những loại thuốc này gây rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt cần phải cẩn trọng khi dùng cho trẻ nhỏ, tốt nhất chỉ nên dùng ở trẻ trên 6 tuổi. Nếu bạn không chắc chắn có nên dùng hay không thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước nhé.

Bởi vì thuốc xịt mũi thường mất một hoặc hai tuần để bắt đầu có hiệu quả, bạn không nên chỉ sử dụng chúng trong một ngày mà hãy dùng thường xuyên trong nhiều ngày.

Thuốc thông mũi dạng xịt – đây không hẳn là một dạng thuốc phun dị ứng. Nó rất hiệu quả trong việc làm giảm tạm thời chứng sung huyết mũi nghiêm trọng, nhưng không ngăn chặn các triệu chứng dị ứng. Phụ huynh không nên sử dụng quá 3 lần tại một thời điểm cho bé vì mũi con bạn có thể trở nên phụ thuộc vào thuốc.

Cách 4: dùng thuốc theo toa

Nếu những phương cách trên không hiệu quả, bạn nên áp dụng những loại thuốc sau cho con:

  • Thuốc kháng Histamin theo đơn;
  • Thuốc xịt mũi kháng Histamin;
  • Thuốc xịt mũi Steroid.

Viêm kết mạc dị ứng

Tại thời điểm này trong năm, hầu hết những trường hợp “mắt đỏ” là là do dị ứng chứ không phải là nhiễm trùng và do đó không thể truyền nhiễm.

Làm thế nào để điều trị viêm kết mạc dị ứng?

Dưới đây là những cách bạn có thể làm tại nhà để giúp bé giảm các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng:

  • Chườm lạnh: lấy một chiếc khăn ẩm và lạnh chườm lên mắt, nhẹ nhàng lau sạch ghèn đọng trên khóe mắt của bé;
  • Thuốc nhỏ mắt Saline hay nước mắt nhân tạo: có thể làm dịu mắt, bất cứ nguyên nhân là gì;
  • Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng: có một vài loại thuốc nhỏ mắt theo toa có thể giúp giảm bớt dị ứng mắt. Ngoài ra thuốc nhỏ mắt kháng Histamin có thể giúp làm giảm dị ứng.

Nếu các triệu chứng đều nhẹ và có thể kiểm soát với các phương pháp điều trị trên, bạn có thể không cần đưa con đến gặp bác sĩ làm trắng răng tại nhà

Nhiễm trùng xoang

Mặc dù mùa đông thường được xem là mùa của nhiễm trùng xoang, nhiều trẻ em bị viêm mũi dị ứng phải trải qua các triệu chứng viêm xoang trong mùa xuân.

 Các triệu chứng của nhiễm trùng xoang:

  • Chảy nước mũi xanh trong hơn 10 ngày;
  • Nhức đầu xoang;
  • Đau răng;
  • Ghèn màu xanh từ mắt;
  • Ho;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi.

Nếu con bạn có triệu chứng đầu tiên nêu trên (mũi xanh trong hơn 10 ngày), cộng với ba hoặc nhiều hơn năm triệu chứng còn lại, có thể bé bị nhiễm trùng xoang. Trường hợp này phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Mặt khác, nếu con bạn chỉ có một hoặc hai triệu chứng, đặc biệt là nếu không chảy dịch mũi màu xanh lá cây thì khả năng bị nhiễm trùng xoang ít hơn.

Hen suyễn dị ứng

Trong khi mùa đông là thời điểm trẻ em dễ gặp cơn hen do bị cảm lạnh hoặc cúm, thì những cơn hen suyễn lại có khả năng bùng phát nhiều hơn trong mùa xuân – mùa dị ứng. Nếu con của bạn bắt đầu cảm thấy tức ngực thường xuyên hơn, thở khò khè, ho vào ban đêm hoặc giảm vận động trong những tháng này, bạn nên đề cập với bác sĩ nhi khoa về việc sử dụng một ống hít phòng ngừa hoặc thuốc dị ứng để cải thiện tình hình. Bạn có thể cho con ngưng sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ khi mùa hè đến nếu bé không còn những triệu chứng nữa.

Khi còn nhỏ, trẻ em rất dễ mắc các bệnh do khí hậu, thời tiết thay đổi, vì thế, bố mẹ cần quan tâm đến những biểu hiện của con trong những thời điểm này, kịp thời chăm sóc con nếu bé có các dấu hiệu nêu trên bạn nhé.

(Nguồn website https://hellobacsi.com/gia-dinh-va-thai-ky/3-chung-di-ung-o-tre-em-thuong-gap-vao-mua-nay/)