Phòng bệnh tiêu chảy mùa hè
Thời tiết nắng nóng khiến trẻ em dễ bị mắc hai bệnh tiêu chảyvà hô hấp. Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị, phòng tiêu chảy trongmùa hè như thế nào?
- Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2 triệu lượt người bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn với chi phí điều trị lên đến 2.000 tỷ đồng. Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp nhất và là "thủ phạm" hàng đầu gây tử vong ở trẻ em,nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut gây tiêu chảy bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống, chăm sóc răng miệng không vệ sinh (thienducdental.com). Những người mắc các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng... cũng dễ bị tiêu chảy hơn người bình thường.
Triệu chứng khi mắc bệnh là tiêu chảy nhiều lần, nôn, đau bụng… Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch. Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải, do vậy điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải. Đối với trường hợp mất nước nhẹ, bồi phụ nước bằng đường uống khicòn uống được, thường dùng Oresol, hoặc có thể dùng nước cháo, nước sôi để nguội pha ít muối và đường vừa đủ. Nếu mất nước nặng (lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể) hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch.
Các tác nhân gây tiêu chảy có thể phòng ngừa được nếu thực hiện tốt nguyên tắ căn chín, uống sôi, không ăn thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh, hạnchế ăn thức ăn đường phố không bảo đảm vệ sinh; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Nguồn: http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/thong-tin-benh-dich/phong-benh-tieu-chay-mua-he-c3420i2928.htm