Hệ miễn dịch là hệ thống bao gồm các cơ quan, tế bào và các chất hóa học đặc biệt của cơ thể giúp chống lại sự nhiễm trùng khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Các thành phần chính của hệ miễn dịch bao gồm bạch cầu, các kháng thể, hệ thống bổ thể, hệ bạch huyết, lá lách, tuyến ức và tủy xương (1).
Hệ miễn dịch là gì (ảnh minh họa)
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng các lớp hàng rào bảo vệ với tính đặc hiệu tăng dần, gồm hai loại miễn dịch chính là hệ miễn dịch bẩm sinh không có tính đặc hiệu và hệ miễn dịch thích ứng có tính đặc hiệu, giúp nhận diện chính xác mầm bệnh xâm nhập và tiêu diệt nhanh chóng (2, 3).
Da và niêm mạc là lớp đầu tiên hoạt động như một rào cản vật lý để ngăn chặn vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh khác. Nếu chúng phá vỡ lớp rào cản này, hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ cung cấp phản ứng tức thời lôi kéo các tế bào miễn dịch trong máu, được xem là lớp bảo vệ thứ hai, đến tiêu diệt kẻ xâm nhập. Các tế bào của hệ miễn dịch bẩm sinh bao gồm các thực bào (đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào đuôi gai), tế bào mast, bạch cầu ái toan, basophils và tế bào sát thủ tự nhiên. Hệ miễn dịch thích ứng, hay lớp bảo vệ thứ ba, được kích hoạt bởi hệ miễn dịch bẩm sinh khi cơ thể đã từng tiếp xúc với mầm bệnh hoặc được tiêm vắc-xin. Lúc này cơ thể sẽ có sự ghi nhớ suốt đời những mầm bệnh này và tạo ra kháng thể để chống lại ở những lần bị tấn công tiếp theo (2, 3). chỉ nha khoa
Các rối loạn liên quan đến hệ miễn dịch (ảnh minh họa)
Khi hệ miễn dịch hoạt động kém hay hoạt động quá mức đều ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các rối loạn cho cơ thể.
Hệ miễn dịch hoạt động kém (còn được gọi là suy giảm miễn dịch) có thể do dinh dưỡng, di truyền hay do quá trình điều trị y tế (sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, hóa trị liệu…), hoặc gây ra bởi một bệnh khác (HIV/AIDS, ung thư…). Lúc này cơ thể dễ nhiễm mầm bệnh, khả năng chống lại bệnh suy giảm, trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng (1).
Ngược lại, hệ miễn dịch hoạt động quá mức cũng gây ra nhiều hậu quả như trong dị ứng (sốc phản vệ, hen suyễn, viêm da, nổi mề đay…) và các bệnh tự miễn (hệ miễn dịch gây ra phản ứng chống lại các thành phần bình thường của cơ thể như trong bệnh đa xơ cứng, bệnh tuyến giáp tự miễn, bệnh tiểu đường type 1, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp)… (1)
Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis đã được nghiên cứu có khả năng điều chỉnh hoạt động các giai đoạn khác nhau của các tế bào đuôi gai, là những tế bào có vai trò quan trọng trong việc cân bằng kiểm soát trạng thái miễn dịch ổn định của vật chủ, từ đó tạo ra sự cân bằng miễn dịch: Một mặt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch kém hoạt động, mặt khác ngăn chặn các phản ứng thái quá khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức (4).
Đông Trùng Hạ Thảo (Ảnh minh hoạ)
Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis có lịch sử lâu dài được sử dụng điều trị nhiễm trùng hô hấp và ung thư, được cho là do cơ chế tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh với hoạt tính tăng cường miễn dịch. Ngược lại, Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh tự miễn và giảm thải ghép sau khi ghép tạng với hoạt tính ức chế các hoạt động miễn dịch quá mức (3).
Như vậy với tác dụng điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể, Đông trùng hạ thảo hỗ trợ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh hơn trước các sự tấn công của các mầm bệnh ngoài môi trường và mau hồi phục sức khỏe.
DS. Vũ Thế Kiều Uyên
Nguồn tham khảo:
(1)https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/immune-system
(2)https://www.healthdirect.gov.au/immune-system
(3) Bao-qin Lin and Shao-ping Li. Chapter 5, Cordyceps as an Herbal Drug. Herbal Medicine: Biomolecular and Clinical Aspects. 2nd edition. 2011.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92758/#:~:text=In%20summary%2C%20studies%20reveal%20that,further%20influence%20systemic%20immune%20function.
(4) Chia-Yang Li et al. Two-sided effect of Cordyceps sinensis on dendritic cells in different physiological stages, Journal of leukocyte biology. 2009; 85(6):987-95